Sửa Surface Laptop 3 nay thật dễ dàng
Surface Laptop 3 được đánh giá dễ dàng sửa chữa thay lin kiện. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem Surface Laptop 3 có điểm gì mà tạo nên sự khác biệt so với các dòng Surface trước đây.
Soi chiếu X quang cho thấy Surface Laptop 3 có những cục màu đen xung quanh khung máy, phải chăng là nam châm?
Dòng Surface xưa nay nổi tiếng khó mở bởi Microsoft dùng rất nhiều keo để cố định phần vỏ. Lần này lại khác, đáy chiếc Surface Laptop 3 chỉ có 4 con ốc được đậy bằng 4 chiếc nắp cao su kiêm luôn chức năng chống trượt.
Dùng miếng nhựa này nạy nhẹ lên và lạ thay, toàn bộ phần đáy bung ra dễ dàng.
Nói khoảnh khắc phần bệ máy tách ra cứ như một phép thuật. Không cần đến con dao để bóc keo như những lần trước nữa.
Những cục đen đen trong hình ảnh chụp X quang được xác nhận là những nam châm nhỏ. Microsoft gắn chúng xung quanh rìa máy để giúp bệ và đáy máy bám chặt với nhau thay vì các ngàm móc theo thiết kế truyền thống.
Nam châm cũng chính là thứ khiến người đứng đầu mảng Surface của Microsoft – Panos Panay có thể dễ dàng bung vỏ của chiếc Surface Laptop 3 ngay trên sân khấu mà không cần đến nhiều lực hay công cụ đặc biệt.
Và đặc biệt hơn là phần trên kết nối với bo mạch qua một sợi cáp flex với đầu kết nối dùng nam châm thay vì socket dùng ngàm khóa cố định. Thiết kế này giảm thiểu hỏng hóc trong tình huống người dùng không có kinh nghiệm tự mở máy mà quên tháo cáp, sợi cáp sẽ tự tách ra nhờ nam châm.
Thứ tiếp theo dễ tháo trên bộ lòng của Surface Laptop 3 là chiếc SSD M.2 nhưng form ổ là 2230 thay vì form dài phổ biến 2280. Nó cũng được bắt vào bo bằng một con ốc Torx Plus, anh em có thể mua ổ khác thay được miễn là form M.2 2230.
2 loa khá lớn có thể tháo ra dễ dàng. Chiếc Surface Laptop 3 không có vỉ loa riêng, âm thanh được phát ra ngoài qua bàn phím và bàn phím chính là vỉ loa.
Cụm tản nhiệt và quạt cũng rất dễ tháo, iFixit nói là dễ đến ngạc nhiên luôn.
Giờ là đến màn hình 15″ Pixel Sense, nó được kết nối với bo mạch bằng 4 sợi cáp flex quấn quanh bản lề và socket được bảo vệ bên trong 2 nắp kim loại.
Nói thiết kế cáp này lại không phải module, nếu làm đứt thì phải thay nguyên màn hình.
Linh kiện trên bo mạch được bảo vệ bằng nhiều nắp kim loại như vậy, thiết kế này thường thấy trên smartphone (hay gọi là cặp lồng) hơn là laptop.
Giờ thì đã có thể tách rời bo mạch ra, các linh kiện chính gồm:
- Màu đỏ: Microsoft Surface Edition AMD Ryzen 5 3580U.
- Màu cam: RAM 8 GB với 8 con chip nhớ SK Hynix.
- Màu xanh lam: IC điều khiển màn hình của Microsoft.
- Màu hồng: Chip Wi-Fi và Bluetooth của Qualcomm.
Ngoài ra còn có các linh kiện khác như:
- Màu cam và đỏ: Các chip điều khiển USB-C và USB Power Delivery của Texas Instruments;
- Màu vàng: Chip điều khiển tính năng sạc pin của Texas Instruments.
- Đang tải Surface_Laptop_3_teardown (24).jpg…
Pin của Surface Laptop 3 vẫn có thiết kế tương tự thế hệ trước với cáp flex tích hợp chân kết nối.
6 cell pin được nối với nhau cho tổng dung lượng 45,8 Wh nhiều hơn một chút so với Surface Laptop (45,2 Wh) hay Surface Pro 6 (45 Wh).
Pin được dán bằng keo rất chắc vào vỏ và iFixit phải khò nạy rất lâu mới gỡ ra được.
Phần còn lại là bàn rê, trên có một mạch nhỏ chứa vi điều khiển cảm ứng của Synaptics và Kinetics MCU của NXP/Freescale. Dù vậy, bàn phím vẫn được bắn rivet dính lên bệ máy thành ra nếu muốn thay bàn phím thì phải thay nguyên bệ, tức là đi kèm cả chiếu nghỉ tay.
Ngoài ra còn có những thứ khác thiết kế rời như jack âm thanh 3,5 mm và cổng Surface Connector cũng tháo thay được.
Nếu so với MacBook Pro thì Surface Laptop 3 dễ tháo và sửa chữa hơn gấp 1,5 tỷ lần :D. Đây cũng là lần bung máy gây bất ngờ nhất đối với iFixit bởi toàn bộ quy trình dễ không tưởng và Microsoft đã thể hiện một điều rằng thiết kế mỏng không có nghĩa là khó sửa chữa. Nếu cứ duy trì hướng thiết kế này thì tương lai của dòng Surface rất sáng, iFixit nhận định.
Điểm sửa chữa của Surface Laptop 3 là 5/10 với những điểm cộng và trừ như:
+ Quá trình bung máy đơn giản dễ làm, thiết kế thông minh.
+ M.2 SSD có thể thay được.
– Ốc Torx Plus khá hiếm nhưng vẫn có thể mở được với cây vít Torx thông thường.
– Màn hình không được thiết kế module, lỡ hư thì phải thay cả bộ.
– Mặc dù nhiều thành phần được thiết kế module nhưng nhiều thứ vẫn được hàn trên bo mạch, khó sửa.
– Pin bị dán rất chặt, rất khó để gỡ và thay trong tình huống hỏng hay chai pin.